Con trâu từ thuở xa xưa đã vô cùng quen thuộc với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương và làng cảnh Việt Nam. Những chú trâu có khi xuất hiện với hình ảnh cần mẫn, chăm chỉ bên thửa ruộng cày, chia sẻ nỗi khó khăn vất vả với người nông dân, cũng có khi xuất hiện thung thăng gặm cỏ trong bức tranh nên thơ với tiếng sáo của trẻ mục đồng dưới ánh hoàng hôn. Dù là ở hình ảnh nào thì con trâu cũng cho người ta cảm giác thân thiết, toát lên một đức tính cần lao, chịu thương chịu khó. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ta sẽ bắt gặp đề bài thuyết minh về con trâu khi bắt đầu làm quen với dạng đề thuyết minh. Đây là một đề bài không khó nhưng cũng không phải dễ viết. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ miêu tả hình dáng con trâu, nêu lên lợi ích của con trâu trong đời sống người nông dân. Mời các bạn tham khảo một số bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 1
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.
Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.
Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói:“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.”
Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu còn gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh dự cho chủ trâu. Ngoài chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre làng- những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu.Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu.
Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 2
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.
Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo… Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu.Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi “ông trâu” trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 3
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam: con trâu – là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú – loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 một phần không thể thiếu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo… Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
“Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: “Ruộng sâu, trâu nái”. Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.
Chọi trâu không chỉ đơn thuần “hai con trâu chọi” mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu Việt Nam người dân Việt Nam.Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam – con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 4
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.Trâu có hai loại: Trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.
Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì lông trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình ảnh đáng trân trọng.Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 5
Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.
Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan, … Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ.
Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn.
Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.
Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 10oC thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ.
Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày). Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.
Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, … Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngả lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa… sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 6
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.”
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 – 75kg, tương đương 0,36 – 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 – 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 – 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 – 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và…Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc… Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón… rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 7
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.
Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.
Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và, … Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu.
Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón… rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.
Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 8
Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần không nhỏ vào việc đồng áng mà trâu còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người nông dân ở các làng quê Việt Nam.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 – 400 kg (300 – 600kg) trâu đực: 400 – 450kg (350 – 700kg)…. Vậy vị trí và vai trò của con trâu đã được coi là thứ hàng đầu của cơ nghiệp, hồi đó người ta chỉ cần xem nhà nào có nhiều trâu hay ít trâu là đủ để biết được gia cảnh của họ như thế nào. Đến tận bây giờ con trâu cũng vẫn được coi là thứ quý giá của người nông dân. Nó đem lại nhiều lợi ích về mặt vật chất.
Chúng sinh trưởng rất nhanh, trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn trâu cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45 – 47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 – 45%, ở đồng bằng là 20 – 25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 – 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa). Do trâu sinh trưởng nhanh và nhiều nên đem lại một phần lợi về kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một con trâu trưởng thành khoảng 4-5 triệu đồng.
Trâu không chỉ để bán mà nó còn được nuôi để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng 70 – 75 kg bằng 0,36 – 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào; loại B: 2 – 3 sào và loại C: 1,5 – 2 sào bắc bộ, kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 – 500 kg, đường đồi núi thường một trâu kéo 0,5 – l,3m3 với đoạn đường 3 – 5km. Bởi trâu có sức mạnh và rất chăm chỉ nên dùng trâu để chở hàng và chở gỗ cùng đem lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế. Trâu còn có khả năng cho thịt rất cao: trâu cái có tỉ lệ xẻ thịt là 42%. Trâu thiến là 45% và trâu đực 2 tuổi là 48%. Khả năng cho sữa 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9 – 10%. Đem bán thịt trâu cũng giúp cho người nông dân một khoản thu lớn. Người nông dân thường trồng xen cả những cây ăn quả, thức bón tốt nhất cho cây là phân ủ xanh. Trâu có khả năng cho phân cao: trong 24 giờ trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng 12 kg và trâu trưởng thành 20 – 25kg. Chính vì khả năng cho phân cao như vậy nên người nông dân không phải mua phân bón và tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Trâu còn dùng cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, thuộc da làm trống…
Con trâu gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân như thế nào? Ai đã từng sống ở nông thôn đều đã từng gắn bó một phần tuổi thơ của mình với những cánh đồng lộng gió, với những cánh diều cao vút và đặc biệt là với những con trâu. Tôi tuy là người sống ở thị xã nhưng mỗi khi về quê vừa đến đầu làng đi ngang qua cánh đồng tôi đã thấy những tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ trong làng. Chúng tụ tập thành một hội cùng cưỡi trâu thả diều, những cánh diều bay lên tận trời cao. Tuy cuộc sống của bọn trẻ có khó khăn nhưng nhờ những con trâu cánh đồng và những con diều cũng đủ làm chúng rất đỗi vui vẻ. Tuy cuộc sống của tôi có ổn định hơn những bạn trẻ ở làng quê nhưng hiếm khi tôi có được những giây phút vui vẻ đến như vậy. Cả tuổi thơ của trẻ em nông thôn gắn liền với những tình cảm yêu quý, gắn bó với những con trâu.
Không chỉ có gắn bó với tuổi thơ của trẻ em mà chúng còn không thể thiếu trong các lễ hội như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn… Các làng quê vẫn còn những phong tục tập quán gắn với con trâu, ở các dân tộc miền núi vẫn còn phong tục đua trâu. Người và trâu chiến thắng sẽ được chức vô địch. Trâu rất vinh dự được làm biểu tượng cho SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam là ngày hội thể thao lớn của khu vực.
Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam với các làng quê. Bấy nhiêu đã đủ để mọi người hiểu được tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam của con trâu. Nó xứng đáng là biểu tượng tượng trưng cho làng quê Việt Nam và là niềm tự hào của một Việt Nam cường tráng.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 9
Từ xưa đến nay, ai ai cũng quen với hình ảnh của con trâu, đặc biệt là với những người ở nông thôn Việt Nam. Nó gắn bó rất sâu sắc từ thế hệ trước rồi đến thế hệ sau. Nó là người bạn của nhà nông, người bạn của những đứa trẻ, là con vật thân thuộc của mọi gia đình ở nông thôn Việt Nam.
Trâu ơi ta bảo trâu này!
Trâu ra đồng ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Trâu đây, ta đấy, ai mà quản công.
Hình ảnh của con trâu đã được đưa vào cả ca dao. Để khắc hoạ hình ảnh con trâu rất gần gũi thân thuộc với chúng ta, với lời lẽ thiết tha, ân cần con người đã gọi trâu như một người bạn chứ không còn coi trâu như là loài vật nữa. Khoảng cách giữa người và loài vật bây giờ rất gần vì trâu là bạn của nhà nông chúng ta. Nó đã dùng sức lực của mình để giúp con người làm ra lúa gạo nuôi sống con người. Từ xa xưa khi không có công cụ để cày ruộng thì trâu đã giúp con người đó là làm công cụ để cày, để gieo hạt trồng cây. Ca dao nói Con trâu là đầu cơ nghiệp chứng tỏ tầm quan trọng cùa nó với con người. Trong thời kì khó khăn nông thôn Việt Nam đã có lệ là nhìn thấy nhà nào có bao nhiêu trâu thì sẽ biết được nhà ấy khá giả hay nghèo nàn.
Trong truyện ngắn Lão Am, trâu không những có một vị trí quan trọng trong công việc mà còn có một vị trí quan trọng trong lòng lão. Lão coi trâu như người bạn đời của lão; lão chăm sóc, tắm rửa, bắt rận cho nó, tâm sự với nó khi con lão bảo bán thì lão rất đau khổ, cảm thấy lòng trĩu nặng, buồn bã. Như vậy hình ảnh của con trâu còn có vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Có thể nói bây giờ và mãi mãi sau này người nông dân của chúng ta sẽ nhớ tới công sức của trâu với con người. Bên cạnh đó, trâu còn cho ta những đồ vật quý giá như hàng tiêu dùng, thủ công mĩ nghệ… Vậy nên trâu không chỉ là một phần quan trọng của nhà nông mà còn là một phần quan trọng trong đời sống của tất cả mọi người.
Trâu đã gắn bó với người dân để giúp cày ruộng nhưng nó còn gắn bó với cả những đứa trẻ chăn trâu thời tuổi thơ của chúng. Tuy cuộc sống của tôi ở thành phố nhưng đến dịp hè vào năm tôi lên bảy, bố đã cho tôi về thăm quê nội. Khi đó, hình ảnh mọi thứ trong tôi vẫn còn mờ nhạt nhưng chỉ hình ảnh của chú trâu là làm tôi nhớ mãi. Đó là, chiều chiều khi đã tắt nắng, những đứa trẻ trong làng lần lượt dắt trâu ra bãi cỏ cuối làng để cho chúng ăn. Những con trâu to lớn từng hàng từng hàng thong thả gặm cỏ. Trông chúng ăn thật ngon lành; những bãi cỏ xanh mượt được dành cho riêng mình, chúng có vẻ rất khoái chí. Còn bọn trẻ chăn trâu thì ngồi trên lưng chúng thổi sáo, sáo véo von như làm bản nhạc để trâu gặm cỏ. Thật là hay! Những bờ đê, bải cỏ đã in dấu chân của bọn trẻ cũng như dấu chân của những chú trâu. Mỗi khi chiều về tôi thường ra bờ đê để chơi cùng chúng.
Có khi chúng tôi còn đánh trận giả, trâu tuy là một con vật nhưng nó luôn sát cánh trong những buổi chơi của bọn chăn trâu. Khi thấy trâu luôn là người bạn thân thiết của bọn trẻ con chúng tôi thì tôi chợt ao ước giá như trâu mãi mãi được ở bên cạnh tôi. Rồi có những buổi, khi trời đã tắt nắng lũ trẻ chúng tôi đã nhảy xuống sông tắm cùng trâu. Những lúc ấy người bạn trâu của chúng tôi tỏ vẻ rất thích thú, vẫy vùng cả một đoạn sông; ánh mắt của trâu lúc ấy như muốn nói lời cảm ơn với chúng tôi vậy. Kết thúc ngày hè, khi về tới nhà, tôi đã ghi lại những ngày vui vẻ với những tiếng cười giòn giã ấy vào trang nhật kí của tôi.
Qua tìm hiểu, tôi được biết trâu không những thân thiết với tuổi thơ chúng tôi mà còn có trong những phong tục tập quán, những lễ hội của người Việt. Khi có những ngày hội cha ông ta đã giết trâu để ăn mừng hoặc tạ ơn thần linh đã ban cho vụ mùa bội thu. Vào những ngày hè đẹp trời, ở làng tôi còn tổ chức hội chọi trâu. Không khí tưng bừng của hội thi đã giúp cho con người sảng khoái sau những ngày mùa vất vả. Tuy không được sống và gắn bó với trâu nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy trâu rất có ý nghĩa và thân thiết với tôi và với mọi nhà. Trâu là một người bạn đem lại cho con người biết bao nhiêu niềm vui, bổ ích, những tiếng cười sảng khoái trong tuổi thơ êm đềm của tôi. Qua đây tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới trâu ở làng quê Việt Nam.
Tôi đã có những ngày được vui chơi cùng với trâu. Tôi nhận nó đã mang cho con người biết bao điều bổ ích về cả đời sống vật chất và tinh thần, bởi vậy mỗi chúng ta cần biết yêu thương và chăm sóc nó một cách trân trọng nhất.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 10
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Nước ta vốn là quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời. Chính vì thế, từ rất lâu trước kia, con trâu đã trở thành người bạn thân thiết, quen thuộc trong cuộc sống của nhân dân ta.
Trâu có nguồn gốc từ trâu rừng, nhiều thế kỉ sau được thuần hóa, trở nên hiền lành hơn. Trâu nước ta thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp cả nước. Trâu gắn liền với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa nó, sử dụng sức khỏe của chúng trong việc đồng áng.
Trâu thược lớp thú có vú, chia thành trâu đực và trâu cái. Chúng sở hữu một thân hình vô cùng vạm vỡ. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Da nó màu đen, dày, bóng loáng và được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài gọi là lông mao nên có cảm giác rất mượt mà. Hai cái tai trâu to như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy đuổi ruồi. Tai trâu rất thính, giúp nó nghe rõ mọi động tĩnh xung quanh. Mũi trâu to, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Giống như bò, trâu thuộc nhóm động vật nhai lại, miệng chỉ có hàm răng dưới. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối lúc nào cũng phe phẩy. Cái bụng nó rất to chống đỡ bởi bốn chân. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ 1 đến 2 lứa, mỗi lứa một con, Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.
Trâu trong đời sống con người có giá trị rất lớn. Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, quanh năm suốt tháng trâu vất vả quần quật cùng con người, kéo cày, kéo bừa,… “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, khi khoa học còn chưa phát triển, trâu chính là cơ nghiệp của mỗi nhà nông. Người nông dân khi ấy nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không thể cấy cày, trồng lúa. Dù ngày nắng hay ngày mưa, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm cho cả gia đình.
Đồng thời, trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu có thể làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,..
Trong đời sống tinh thần, trâu là một trong 12 con giáp, gọi là “sửu”. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù. Trâu là con vật thiêng liêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ cơm mới, lễ xuống đồng. Trâu đi vào ca dao, tục ngữ, trở thành hình tượng trong thơ ca, phản ánh lịch sử phát triển của nền văn minh lúa nước quê hương.
Chọi trâu là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta mỗi dịp xuân về, đặc biệt là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22 chính là niềm tự hào của đất nước ta trước bạn bè thế giới. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Hình ảnh những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam. Trâu trở thành một phần tuổi thơ của biết bao người cùng tiếng sáo diều du dương.
Năm tháng qua đi, dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc đã xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động nhưng con trâu mãi là loài vật gắn bó với con người Việt Nam. Trâu trở thành một nét đẹp văn hóa, mang bản sắc dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân ta. Để rồi bao năm trôi đi chăng nữa, người ta mãi ngân nga:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 11
Tuổi thơ tôi được lớn lên trong tiếng hát à ơi của bà, của mẹ. Những câu hát ru ngọt ngào ấy chứa tất cả hình ảnh thân thuộc của quê hương, đó là những cánh cò bay lả, những ruộng đồng bao la hay những con trâu chăm chỉ đều được kết thành lời hát ngọt ngào, đầy yêu thương. Nhưng để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất có lẽ là hình ảnh về con trâu – hình ảnh thân thuộc của mỗi làng quê Việt Nam.
Trâu không phải là loài động vật xa lạ với mỗi người nông dân. Trâu có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc giống trâu đầm lầy. Khoảng 5000 – 6000 năm trước, trâu được thuần hóa cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Ông cha ta từ xa xưa đã biết săn bắt trâu và thuần hóa chúng để phục vụ cho công việc cày cấy cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Con trâu là động vật ở nhóm Thú có vú vì nó nuôi con bằng sữa mẹ. Và đây là loài động vật thuộc nhóm nhai lại, sức nhai của trâu rất bền. Khi có thời gian ăn, trâu thường ăn rất nhanh, qua loa để tích trữ được nhiều cho những khi phải làm việc liên miên. Vì vậy, trâu có thể làm việc cả ngày mà không cần nghỉ ngơi.
Những chú trâu đều sở hữu một thân hình vô cùng vạm vỡ. Trâu thuộc lớp thú có vú nên được sẽ có hai loại là trâu đực và trâu cái. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch và chạy rất nhanh. Cân nặng trung bình của mỗi con trâu đực từ 400- 450 kg và trâu cái là từ 350- 400 kg. Da trâu có màu đen, dày, dai và bóng loáng, phía bên ngoài sẽ được phủ lên một lớp lông mao màu đen nên có cảm giác rất mượt. Hai cái tai trâu to như hai cái quạt mo lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi. Trai trâu rất thính, giúp nó nghe rõ mọi hoạt động xung quanh. Miệng nó rất rộng, mũi to và thường ẩm ướt để người nông dân luồn dây qua mũi kéo đi cho dễ dàng, mắt to tròn như hai hòn bi ve.
Vì trâu thuộc nhóm động vật nhai lại nên miệng nó chỉ có hàm răng dưới mà không có hàm răng trên. Và việc trâu chỉ có một hàm cũng được dân gian lý giải qua câu chuyện hài “ Trí khôn của ta đây”. Trâu có cặp sừng dài và cong hình lưỡi liềm trông rất chắc chắn giúp nó tự vệ khi gặp kẻ thù. Trâu có 4 chân rất chắc, ngắn, to. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng còn hai đùi sau to dài. Đuôi trâu ngắn và có một túm lông ở cuối đuôi. Đôi lúc nhìn con trâu rất nặng nề bởi nó phải mang một cái bụng rất to được chống đỡ bởi bốn chân. Chắc bởi vậy nên chân nó phải rất khỏe mới đỡ được cả thân hình vạm vỡ ấy. Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra sẽ được gọi là nghé.
Xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên hình ảnh con trâu gắn liền với người nông dân lam lũ trên cánh đồng không quản ngại nắng mưa. Công việc đồng áng vất vả, nặng nhọc nhưng người nông dân luôn có một “ người bạn cần mẫn” bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm việc. Dù mưa hay nắng, ngày hay đêm thì những chú trâu vẫn cày cấy cùng người nông dân đem lại sự ấm no cho cuộc sống của người dân. Bên cạnh công việc cày cấy thì người ta còn dùng trâu làm sức kéo để kéo gỗ, chở đồ. Trâu còn được dùng là thực phẩm hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của mọi người. Thịt trâu dai, thơm và có hàm lượng đạm trong thịt cao.
Trâu là người bạn cũng là tài sản đem lại thu nhập cao cho người dân. Ông cha ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” điều đó chứng tỏ được vai trò to lớn của trâu, ngày xưa hầu như mỗi gia đình đều sở hữu một con trâu. Không chỉ bắt gặp hình ảnh những con trâu chăm chỉ bên người nông dân mà chúng ta còn biết trâu còn gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn. Những buổi chiều chăn trâu thả diều hay ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nằm đọc sách, thổi sáo sẽ luôn là kỉ niệm in sâu trong kí ức của tuổi thơ. Ngoài ra, trâu còn xuất hiện ở trong các lễ hội truyền thống như hội chọi trâu Hải Phòng, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Qua lễ hội người ta muốn tưởng nhớ đến công ơn các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã và cầu nguyện cho một năm ấm no, bình yên, hạnh phúc.
Ngày nay, tuy có nhiều máy móc, công cụ hiện đại ra đời làm việc công suất hơn nhưng không thể thay thế được hình ảnh của những con trâu vạm vỡ trong lòng người dân Việt Nam. Trâu không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn là đời sống tinh thần của người nông dân. Đồng thời, hình ảnh của con trâu còn là biểu tượng cho những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, hiền lành, chất phác. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là giữ gìn biểu tượng văn hóa truyền thống cao đẹp của người Việt.
Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 12
Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.
Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông.
Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuầ phục nên nó trở nên rấ hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.
Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Trâu chẳng bề hà trước . Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.
Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.
Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sauk hi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.
Tham khảo: https://embedone.com/top-12-bai-van-thuyet-minh-ve-con-trau-o-lang-que-viet-nam-lop-9-hay-nhat/